Watt-peak (WP) hay Kilowatt-peak (KWP)-Cơ sở đánh giá hiệu suất tấm pin NLMT

Khi đọc thông tin trên tấm pin, chúng ta thấy tấm pin có công suất được ghi bằng đơn vị "Wp". Thí dụ: 445Wp, 525Wp... Cũng có tấm pin để ngắn gọn là "W". Tuy nhiên, với mọi tấm pin đang bán ra trên thị trường-đều chuẩn hóa đơn vị đo năng lượng sinh ra chuẩn hóa theo Wp (Watt-peak).

Wp là đơn vị đo lượng năng lượng sinh ra, thường được sử dụng cho các thiết bị năng lượng mặt trời. Đối với pin năng lượng mặt trời Wp là công suất tối đa tấm pin có thể sản xuất được trong điều kiện tiêu chuẩn (STC):

    Ánh sáng mặt trời: 1000 watt/m­2
    Nhiệt độ môi trường xung quanh là 25oC
    Phổ mặt trời AM 1.5

Trên thực tế thì điều kiện hoạt động của tấm pin ngoài môi trường không thể tối ưu như điều kiện STC.

Vì vậy nên bên cạnh công bố điều kiện STC, nhà sản xuất còn công bố thêm điều kiện hoạt động bình thường (NOCT - Norminal Operating Cell Temperature), tại đó thông số hoạt động được quy ước:

    Ánh sáng mặt trời: 800 watt/m­2
    Nhiệt độ môi trường xung quanh là 20oC
    Phổ mặt trời AM 1.5 và tốc độ gió là 1m/s

Ví dụ, tấm Pin Longi mã LR4-72HPH-440M, tức tấm pin mono công suất 440Wp, trên nhãn pin ghi công suất là 440W (tức Wp), chúng ta có:

- Tại điều kiện lý tưởng NOCT: Công suất cực đại tấm pin là 440W
- Tại điều kiện bình thường NOCT: Công suất cực đại chỉ là 326W.

Như vậy ở điều kiện bình thường công suất chỉ có thể bằng ~70% so với con số tại STC, và thực tế ngoài môi trường tấm pin chỉ có thế tạo ra lượng điện thấp hơn công suất tiêu chuẩn ghi trên tấm pin khá nhiều (Xem Hình 01 -  NOCT và STC của tấm pin).

Vậy thì làm sao đánh giá hiệu suất thực sự của tấm pin một cách định lượng ?
Để đánh giá hiệu quả của một tấm pin một cách toàn diện, người ta đo đạc tấm pin đó theo giờ nắng:

Với thời tiết nắng ở Việt Nam được ước lượng trung bình hiện nay thì có khoảng 4 đến 5 giờ có nắng. Do đó để tính kwh điện được tạo ra của trong hệ thống 1kWp ta lấy 1kwh nhân cho 4.0 đến 4.2 theo trung bình. Trung bình mỗi ngày sẽ tạo ra khoảng 4.0-4.2 kWh điện một ngày, thì tấm pin đó đạt yêu cầu về hiệu suất chuyển đổi quang-điện.

Cho nên để đo đạc một tấm pin hoạt động có đủ điện không, hay rộng hơn là cả một hệ thống solar gồm nhiều tấm pin hoạt động hiệu quả không, chúng ta không chỉ đánh giá qua con số công suất tức thời tại thời điểm quan sát, mà phải đếm tổng số lượng điện mà hệ thống sinh ra cho toàn bộ một ngày nắng, qua nhiều ngày, và các mùa (ứng với vị trí địa lý của khu vực lắp đặt và đường đi theo mùa của mặt trời). 

Một cách ngắn ngọn, nếu chúng ta quan sát một hệ cho 1kwp pin solar qua một số ngày "nắng tốt", và so sánh 1kwp pin có sinh ra đủ 4kwh điện không ? Nếu kết quả nầy thiếu hụt nhiều thì cần xem lại: Tấm pin, và toàn bộ hệ thống bao gồm: đấu nối, dây dẫn, cách lắp đặt (có bị phủ bóng không...), vùng tối ưu hiệu suất của inverter có tương thích với số tấm PV không...
Hình 01. Điều kiện lý tưởng STC và điều kiện bình thường NOCT của Tấm pin NLMT